2.Tính chất của mặt đẳng thế Mặt đẳng thế

Véc tơ cường độ điện trường vuông góc với mặt đẳng thế.
  • Các mặt đẳng thế không cắt nhau, vì tại mỗi điểm của điện trường chỉ có một giá trị xác định của điện thế.
  • Công của lực tĩnh điện trong sự dịch chuyển một điện tích q 0 {\displaystyle q_{0}\,} trên một mặt đẳng thế bằng 0 {\displaystyle 0\,} . Thực vậy, giả sử ta dịch chuyển điện tích q 0 {\displaystyle q_{0}\,} từ điểm M đến điểm N trên một mặt đẳng thế thì công của lực tĩnh điện bằng:
A M N = q 0 ( V M − V N ) {\displaystyle A_{MN}=q_{0}(V_{M}-V_{N})\,} Nhưng vì M và N nằm trên cùng một mặt đẳng thế nên V M = V N {\displaystyle V_{M}=V_{N}\,} do đó A M N = 0 {\displaystyle A_{MN}=0\,} .Như vậy nếu như dịch chuyển một điện tích q 0 {\displaystyle q_{0}\,} qua một đoạn nhỏ d S → {\displaystyle {\vec {dS}}} bất kì trên mặt đẳng thế, khi đó công của lực tĩnh điện trong chuyển dời này có giá trị: d A = q 0 E → . d S → = 0 {\displaystyle dA=q_{0}{\vec {E}}.{\vec {dS}}=0\,} do đó E → . d S → = 0 {\displaystyle {\vec {E}}.{\vec {dS}}=0\,} (*)
  • Véc tơ cường độ điện trường tại một điểm trên mặt đẳng thế vuông góc với mặt đẳng thế tại điểm đó. Thực vậy, theo (*) suy ra E → {\displaystyle {\vec {E}}} vuông góc với d S → {\displaystyle {\vec {dS}}} . Vì d S → {\displaystyle {\vec {dS}}} lấy bất kì trên mặt đẳng thế nên E → {\displaystyle {\vec {E}}} vuông góc với mọi d S → {\displaystyle {\vec {dS}}} vẽ qua điểm M.